お問い合わせ

日本語能力試験N2を取ろう

Lấy được chứng chỉ năng lực Nhật ngữ cấp 2

Số người học tiếng Nhật tại Việt Nam mỗi năm đều tăng. Đó là điều đáng mừng. Khi hỏi mục đích và nguyện vọng của người học tiếng Nhật,
2 lý do lớn là vì muốn làm việc ở công ty Nhật và vì muốn sang Nhật du học , Nhưng để đạt được 2 nguyện vọng đó, khả năng tiếng Nhật tối thiểu trong kỳ thi năng lực Nhật ngữ phải là trình độ cấp 2 (trong kỳ thi du học phải đạt được trên 200 điểm). Nhưng nếu hỏi có nhiều người dễ dàng lấy được chứng chỉ năng lực Nhật ngữ cấp 2 không, thì sự thực lại không phải là như vậy. Thực tế, trong kỳ thi du học Nhật Bản cũng không có nhiều người dự thi.
ベトナムでの日本語学習者が増えている。それは喜ばしいことだ。日本語を学ぶ学生にその理由を聞くと、大きく2つの理由がある。日本の会社で働きたいことと日本に留学したいということだ。しかしながら、それを叶えるには、2級レベル(留学試験なら200点以上)がなければならない。それで、「2級を取るのは、易しいですか」と訊けば、そうではないと言う。実際、留学試験は、受験する人も多くないのが実情だ。

Tình trạng hiện nay, phải chăng nên nói là hầu như không có hơn nói hầu như là ít học viên học 2 năm tại các trung tâm dạy tiếng Nhật, hoặc các sinh viên học 4 năm ở đại học lấy được chứng chỉ năng lực Nhật ngữ cấp 2. Vì thế, ở đây chúng ta thử kiểm chứng triệt để vấn đề “Làm thế nào để lấy được chứng chỉ năng lực Nhật ngữ cấp2.
これは、ベトナムの日本語学校で2年学んでも、大学で4年学んでも2級にはなかなか届かないということを示している。そこで、「どうすれば、2級が取れるのか」 について述べてみたい。

1. Lập kế hoạch  計画を立てる 
Để thành công một việc gì đó, nhất định phải có kế hoạch. Ví dụ giả sử xây cây cầu mà không có kế hoạch, thì hoàn toàn không biết được khi nào xong, mất khoảng bao nhiêu tiền, và chắc chắn 100% là chiếc cầu không được xây xong – Việc thi đậu kỳ thi năng lực Nhật ngữ cấp 2 cũng giống như vậy. Để đậu kỳ thi năng lực Nhật ngữ cấp 2, cần phải học thuộc đến 1000 chữ Kanji. Nếu hiện nay bạn biết được 300 chữ Kanji, thì phải học thêm 700 chữ trong mấy tháng nữa?
何かの仕事を成功させるためには、計画が不可欠だ。例えば、橋を架けるとして、計画もなしに工事を始めたら、いつできるのか、どれくらい費用がかかるのかも分からず、100%完成できないだろう。2級の合格ということも同じだ。2級合格には、約1000字の漢字を知らねばならない。もし、今300字くらい知っているとして、後700字を何ヶ月で覚えなければならないのか。

Để thực hiện điều đó, cần phải có một kế hoạch cụ thể là mỗi ngày học bao nhiêu – Và cái gọi là kế hoạch, thì thường hầu các trường hợp đều không thực hiện được đúng như thế. Có thể thực hiện kế hoạch: nếu mỗi ngày học 30 chữ thì 10 ngày là 300 chữ, 30 ngày là 900 chữ, nhưng với kế hoạch như thế, có lẽ trong vòng 3 ngày sẽ sụp đổ ngay thôi.
そのためには、具体的に毎日、何字を勉強するのか。それは計画なのだが、計画は通常その通りにはいかないものだ。もし、毎日30字勉強すれば、10日で300字、30日なら900字という計画を立てたなら、3日で守れないだろう。

– Tôi đã đọc trong một cuốn sách viết về phương pháp học ngoại ngữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh (Bác Hồ được nói là một thiên tài học ngoại ngữ). Trong sách đó có nội dung viết là “Chủ tịch Hồ Chí Minh mỗi ngày chỉ học 10 chữ để học thuộc từ mới. Thấy chuyện đó, một người bạn đã nói: nếu là như vậy, tôi sẽ học 30 chữ. Nhưng 3 tháng sau, người bạn ấy hoàn toàn không nói được tiếng nước đó, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói được”. Thế nghĩa là sao? Tôi xin giải thích: cái gọi là ngôn ngữ có nghĩa là dù có học cũng sẽ quên, và nếu không sử dụng được thì xem như là vô nghĩa.
私は、ホーチミン首席(ホーおじさんは、語学の天才と呼ばれていますね)の外国語の勉強法について書かれたものを読んだことがある。そこには、「ホーチミン首席は毎日10字しか勉強しなかった。それを見て、ある人が 『それなら、私は、30字学ぶ。』 と言ったが、3ヵ月経って、その人は、全然話せないのに対し、ホーチミン首席は話せた」という話が載っていた。 それは、一体どういうことだろうか? 説明させて頂くと、言語というものは、覚えても忘れていくものであり、(覚えても)使わなければ意味がない(できない)ということではないだろうか。

– Đúng như thế bởi con người là một động vật hay quên. Cho dù nói là đã học thuộc được 1000 chữ, nhưng nếu thử dự thi thì chỉ có thể làm được khoảng 700 chữ, tức là khoảng 70%. Cho nên, nếu dự kỳ thi năng lực Nhật ngữ cấp 2 vào tháng 12, vào tháng 11 đấu cho là đã học được 1000 chữ Kanji, thì thực tế cũng chỉ nhớ được 700 chữ. Nếu không nhận thức thế thì về sau sẽ gặp khó khăn,

“Chữ Kanji này đã học rồi, tại sao lại sai..”, lại đành phải chờ 1 năm nữa. Điều đó có nghĩa là nguyên tắc thi đậu, trước hết phải là
Cho đến đầu tháng 10 phải – học thuộc 1000 chữ Kanji
人間というのは忘れる動物だ。そのため、例え1000字を覚えていると思っていても、実際はその70%の700字しか出来ない場合が多い。その事実を認識していないなら、試験の時、困るのは間違いない。「漢字は覚えたのに、どうして失敗したのか・・・」と言っているなら、また次の試験を待たねばならない。そこで、こう言いたい。(12月に試験を受けるなら)
10月初めまでには、1000字を覚えておかねばならない。

– Nếu làm được như vậy trong vòng 1 tháng học đi học lại từ 700 chữ đến 800. 900 chữ, số chữ Kanji học được chắc chắn sẽ tăng lên -Phần ngữ pháp và từ vựng cũng giống như vậy. Trong kỳ thi năng lực Nhật ngữ cấp 2, tôi nghe nhiều ý kiến cho rằng “Nào là nghe khó, nào là ngại vấn đề đọc”, nhưng nếu hỏi học sinh đó “Hiện giờ em nhớ được bao nhiêu chữ Kanji thì hầu hết đều trả lời là khoảng 500 đến 600 chữ. Có nghĩa là số chữ Kanji thực sự nhớ được chỉ được khoảng 350 đến 420 chữ. Những bạn không nhớ đến hơn phân nữa số chữ Kanji thì đương nhiên sẽ thấy môn đọc hiểu là khó Trước hết.”Hôm nay chúng ta sẽ lập kế hoạch học thuộc 1000 chữ Kanji cho đến đầu tháng 10.
そうできると試験直前の1ヶ月で、何度も復習し、700字を800字、900字へと本当にできる漢字を増やせる。文法や語彙学習も同じことだ。2級能力試験対策クラスで、次のような意見を学生からよく聞く 「 聴解も難しいし、読解も難しい」。しかし、そういった学生には「今、覚えている漢字は500字から600字くらいでしょう。それなら、本当に出来る漢字は、350字から420字くらいじゃないですか。それなら、難しいのは当たり前です」と話す。 
さあ、今日から、1000字は、10月初めまでには、覚えておくように計画を立てましょう。

2. Tính điểm đậu 合格点(自分の得点)を知る
– Thi trình độ năng lực Nhật ngữ cấp 2, được bao nhiêu điểm là sẽ đậu? Nghĩa là mỗi một môn cần phải đạt 60%. Thực tế, trong những kì thi bình thường, khi nhìn thấy kết quả của mình gửi về nhà ghi 60 điểm, bạn có mừng không? Có lẽ bạn sẽ muốn có thêm một chút điểm nữa, phải không?
試験では、何%取れば合格でしょうか。それは、各科目ごとに60%取ることですね。では、普通の模擬試験で60%取れていれば、嬉しいでしょうか。 たぶんもう少しあればと思うでしょう。

– Tuy nhiên, với kỳ thi năng lực Nhật ngữ cấp 2, chúng ta chỉ cần đậu với số điểm tuy chúng ta chưa hài lòng lắm. Không cần phải phần nào cũng phải 80 %. Nhưng trong các môn thi, có lẽ các bạn cũng có môn không chiếm ưu thế lắm. Chẳng hạn như môn nghe hiểu. Môn nghe hiểu đối với các bạn ở Việt Nam là môn gây bất lợi nhất, do bị ảnh hưởng khá nhiều bởi nào là chỗ ngồi trong hội trường thi, tiếng ồn của xe tải, xe gắn máy chạy ngang qua khu vực gần phòng thi. Một sự thật là đã có một sự chênh lệch khá lớn về môi trường thi so với trường hợp thi ở Nhật. (Nhưng không thể sang Nhật chỉ để dự thi năng lực Nhật ngữ cấp 2) – Vì vậy, không thể trông mong lấy điểm cao ở môn nghe hiểu. Thôi thì hãy mong được 50% (phân nửa số điểm của môn nghe hiểu) là được rồi. Cho dù chỉ có 40% cũng đành vui vẻ nhận lấy thôi.
もちろん、能力試験2級では、60%で合格なのです。80%は要りません。しかし、各科目の中には、現地には不利なものがあります。それは、聴解です。ベトナムでの聴解試験の会場は、座る場所によっても大きな影響を受けます。道路に近いならば、試験中、バイクやトラックの騒音がやかましいのです。日本の会場とは比較になりません。(かといって、試験のためだけに日本に行くこともできないでしょう) そのため、聴解においては、高得点など期待できないと考えましょう。50%で十分(聴解は半分できればいい)と考えましょう。40%でも喜んでもいいくらいです。

– Có lẽ cũng có bạn bảo rằng “Nhưng mà với 40 hoặc 50 chẳng phải là sẽ không đậu sao?”. Nhưng khi đó các bạn phải bù lại việc lấy điểm bằng các môn mà bạn chiếm ưu thế. Cái gọi là những môn bạn chiếm ưu thế là những môn nào? Bạn không có sao? Nếu không có thì thật đáng tiếc, bạn không thể vượt qua kỳ thi này. Có phải là Kanji không? Đúng là như vậy nhỉ? Khi tôi hỏi các bạn thì hình như lợi thế về Kanji là nhiều nhất. Vậy thì, sẽ lấy bao nhiêu điểm ở môn Kanji ? – Nếu 60 % thì không thể đắp đổi cho phần thiếu của môn nghe hiểu. 70 %? 70 điểm thì, nếu như môn đọc hiểu còn thiếu 40 % thì vẫn chưa đủ. Đúng là như vậy nhỉ. Tối thiểu phải là 80 %. Nếu hơn 80 %, dù mất điểm ở những phần khác vẫn có thể xoay sở đạt được kết quả chống chế không bị thiếu điểm – Như vậy chúng ta sẽ xem qua nguyên tắc thứ 2
☆Môn Kanji (phần Chữ viết – Từ vựng) phải đạt trên 80%
でも、あなたは「40か50%なら合格できないのでは」と考えるでしょう。その時、自分の得意科目から点をもらうことを考えねばなりません。あなたの得意科目は何ですか? ありますか? もし、ないのなら、残念ですが、この試験に合格することはできません。 漢字ですか?そうですね。では、漢字で何点とればいいでしょうか。60%なら、聴解のマイナスを取り戻すことはできません。70%? 70%の場合、読解で40%しかとれなかったら届かなくなります。そうです。80%です。80%以上取れば、他の科目でのマイナスを取り戻せる可能性が高くなります。そこで以下です。
漢字(文字・語彙も含めて)で、80%以上を取る

2. Về môn nghe hiểu 聴解試験について
Môn nghe hiểu như tôi đã trình bày, là một môn gây bất lợi cho các bạn dự thi tại Việt Nam ở đây tôi sẽ nói về phương pháp học để nâng cao kỹ năng nghe – Thỉnh thoảng có học viên không thể học môn nghe. Hỏi thử thì nghe nói là không có tài liệu luyện nghe. Chắc chắn là ở Nhật có rất nhiều tài liệu luyện nghe được bày bán ở Nhật (Nhưng giá thì khá đắc).
 聴解試験のことは少し話しましたが、ここではどうすれば少しでも高い点を取れるのかを話します。時々、学生から、聴解の勉強はできないということを聞きます。訊けば、聴解の材料(CDなど)がないからとか。確かに、日本には聴解の教材がたくさんあります(値段も高いですが)。

– Tuy nhiên, khả năng nghe hiểu không có nghĩa là chỉ cần luyện thi nghe là được. Hơn nữa, hãy nghĩ rằng, những cuốn băng hoặc đĩa CD luyện nghe, nếu nghe qua 1 lần (nhiều lắm là 2 lần) là những cái không còn hiệu quả lắm. Vì bài thi nghe chỉ nghe 1 lần, nếu lúc luyện nghe cũng không làm như vậy thì việc học gần như là vô nghĩa, – Việc nghe nhiều lần cho đến khi hiểu (nhưng thường là rốt cuộc vẫn không hiểu) thì nhàm chán và vô vị. Thắng thua là chỉ nghe 1 lần, kiểm tra xem hiểu được bao nhiêu. Điều quan trọng là từ trong ngày thường, phải chú ý nghe giáo viên người Nhật giảng, mượn các đĩa phim Nhật DVD, VCD về xem, nghe các đĩa nhạc Nhật. luyện tập nghe quen tai đến mức thành thói quen tốc độ nói tiếng.
もちろん、聴解力というのは、聴解試験のためにだけあるものではありません。更に、聴解のCDやテープは、一回聞けば(多くて2回)もう必要ないものです。実際の試験も聞くのは1回のみです。聴解練習で(同じものを)何回も聞いているのは無意味です。分かるまで何回も聴く(しかし、それでも分からないことが多い)ことは、つまらないでしょう。聴解練習は、1回のみ聴き、どれくらい得点できたかチェックすることです。大切なことは、毎日の授業で日本人教員の話すことを注意して聞くことです。そして、DVDやCDなどを貸してもらい、毎日聞いて、話す速度に慣れることです。

4. Về môn đọc hiểu 読解について
Môn đọc hiểu là phần quyết định thắng thua lớn nhất chiếm khoảng phân nửa số điểm trên tổng số điểm của kỳ thi năng lực Nhật ngữ cấp 2. Dù những phần khác không làm được lắm, nếu lấy được trọn điểm phần đọc hiểu thì có thể nắm chắc 99% là đậu. Có thể nói những người thi đậu là những người làm tốt bài đọc hiểu. – Như thế, về cách lấy điểm, có những điểm sau đây xem như là nguyên tắc giải bài bài đọc hiểu,
読解は、得点も試験の半分を占め、合否を決める大切な科目です。他の科目があまりよくなくても読解が出来れば、試験には99%合格するでしょう。試験に合格する者は、読解が得意な者と言えます。では、以下にどうすればいいのか、読解の試験の原則について話しましょう。

Không đọc những phần không hiểu – Về vấn đề này, tôi thường bị các học sinh hỏi “Chẳng phải là vì không hiểu nên phải đọc. Vì không hiểu mà nếu không đọc thì sẽ không hiểu nội dung và cũng sẽ không đậu hay sao?”, nhưng nếu xem kỹ những phần ra thi thì thấy có đặc trưng là làm lãng phí thời gian chỉ vì toàn là đọc những chỗ khó đến mức học sinh không làm được, cho nên tôi mới dám nói nguyên tắc như vậy, – Cái gọi là thi (đặc biệt là phần đọc hiểu và ngữ pháp), cũng có thể nói là chiến đấu với thời gian.
分からない箇所は読まない-この問題について、私はよく学生から訊かれます「分からないから、読まねばならないんじゃないですか。分からないからといって読まなければ、内容も分からないし、それでは合格できるわけありません」と。しかし、試験会場を見回すと、学生達が難しくて分からないところに時間をかけて時間を浪費している特徴が分かる。そこで、次の原則です。
試験と言うものは(特に読解と文法)時間との戦いである

Cho nên phải lưu ý làm thế nào để đạt được hiệu suất cao, lấy được 60%. Khi thấy “đã lấy được 60% rồi”, thì có thể ung dung giải những phần còn lại. Làm như vậy đầu óc sẽ làm việc tốt hơn nữa, và số điểm muốn đạt sẽ nhanh chóng tăng lên, – Có thể sẽ cảm thấy “Mọi việc chắc sẽ diễn ra tốt đẹp há…”, tất cả những bạn lấy được trên 80% đều là như thế.
どうすれば、効率よく60%の得点を取るかに留意しなければならない。「これで60%取れた」と分かった時点で、リラックスできる。それから、残りの問題に取り組めばよい。そのほうが頭も冴え、更に得点もUPする。「うまく行っているな」と感じれば、80%以上も取れるかもしれない。

5. Vấn đề phân bổ thời gian – 時間を節約する

Câu hỏi thi, giả sử có tất cả là 10 câu, thì thường phân ra là 2 câu khó, 3 câu câu còn lại là những câu có thể xoay sở giải được, – Trước hết giải cho thật đàng hoàng 3 câu dễ, sau đó nếu giải được 3 câu trong 5 câu còn lại, thì sẽ đậu. Sau đó cần phải giải theo thứ tự: bình tĩnh dành thời gian suy nghĩ 2 câu có thể xoay sở giải ra, rồi mới bắt đầu thử sức với 2 câu khó với thời gian còn lại, – – Đến đây, bạn sẽ giải theo thứ tự từ đầu mà không làm lãng phí thời gian vì những câu khó, phải vậy không?
時間の節約について-質問が10あれば、普通、2問は難しいものがある。そして3問は比較的易しいものがある。まず、その3問を解き、その後、残りの5問中3問を解けば、合格となる。残りの時間で、落ち着いて2問を解いてから、最後に難しい2問をすればよい。ここまでで、初めに問題を分けて、難しい問題に時間をかけないことの大切さがお分かり頂けたと思う。

Những bài khó, nếu nghĩ là khó thì nên để giải sau. – Sau khi làm xong những bài dễ và những bài thông thường, chúng ta dễ dàng đối phó với những câu được cho là “trước sau gì cũng không giải ra”. Chúng ta vừa dùng phương pháp loại suy để nâng cao xác suất đúng, khi quyết định câu trả lời, hãy sử dụng đầy đủ “lòng dũng cảm” dứt khoát chọn câu trả lời đó (cho dù có những từ mình không hiểu).
難しいと思った問題は後回し-易しい問題と普通の問題を解いた後で、(4者択一なので)「どちらが答えか」を選ぶわけだが、その時(よく分からないから)と思って答えから外すのではなく、よく分からないから答えかもしれないと選ぶ“勇気”も必要だ。

Hãy vừa vui vẻ thưởng thức kỳ thi vừa giải bài thi Trên đây, tôi đã trình bày 5 điểm chính cần lưu ý, có lẽ các bạn đã tham khảo rồi phải không?
以上、これまで試験について話してきた。私がお話した5つのポイントが皆さんの参考になればと思う。

Nói một cách thật lòng có nhiều bạn Việt Nam rất ưu tú. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng, trong những cách đối phó, chuẩn bị cho kỳ thi, cách giải bài thi, có những phần nên làm cho tốt nhất, thích hợp nhất.
ベトナム人は、優秀な人が本当に多いと思う。しかしながら、試験の対処法や準備の仕方、問題の解き方などが分かれば、もっと素晴らしいと思う。

Rất mong các bạn suy xét kỹ năng các kỳ thi năng lực Nhật ngữ cấp 1, 2 và kỳ thi du học Nhật Bản !
皆さんがN1,N2そして留学試験で合格することを願っています!

Subaru Academy Kinji Fujisawa
                    すばるアカデミー  藤澤 謹志

*この文章は、旧能力試験(2級)の対策として書いたもののため、現行のN2とは配点など異なるところがございますことご了承ねがいます。